Bảo dưỡng phanh ô tô hết bao nhiêu tiền
Bảo dưỡng phanh ô tô hết bao nhiêu tiền? Là thắc mắc của nhiều chủ xe. Vì hệ thống phanh trên xe ô tô đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình vận hành. Khi hệ thống phanh gặp sự cố hoặc không hoạt động hiệu quả, đây có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn và thậm chí gây ra các tai nạn nghiêm trọng. Do đó, việc bảo dưỡng hệ thống phanh trên xe ô tô thường xuyên là điều vô cùng quan trọng.
Tại sao cần bảo dưỡng phanh ô tô
Trước khi tìm hiểu chi phí bảo dưỡng bảo phanh ô tô hết bao nhiêu tiền trước hết bạn phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo dưỡng phanh ô tô. Hệ thống phanh trên xe ô tô đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng xe. Khi hệ thống phanh gặp sự cố hoặc hoạt động không hiệu quả, có thể dẫn đến những tình huống rất nguy hiểm. Ngoài ra, hệ thống phanh còn chịu trách nhiệm duy trì sự ổn định và định hướng của xe thông qua các hệ thống như ABS hoặc ESP.
Với tầm quan trọng đặc biệt như vậy, nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy hệ thống phanh của xe ô tô của bạn có vấn đề, bạn nên ngay lập tức đưa xe đến các trung tâm sửa chữa hệ thống phanh uy tín để kiểm tra và khắc phục sự cố kịp thời.
Khi nào cần bảo dưỡng phanh ô tô
Khi hệ thống phanh oto gặp sự cố hoặc hỏng hóc, bạn có thể quan sát những dấu hiệu sau đây trong quá trình lái xe hoặc ngay cả khi không lái xe:
1.Bảo dưỡng phanh theo lịch bảo dưỡng định kỳ
Hệ thống phanh của xe ô tô đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, do đó, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ là điều cần thiết. Theo các chuyên gia, xe ô tô nên được kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh sau mỗi 50.000 - 100.000 km tùy thuộc vào điều kiện sử dụng cụ thể. Đối với những chiếc xe thường xuyên phải sử dụng phanh trong đô thị hoặc thường xuyên di chuyển trên đường đất, trong bụi bẩn, việc bảo dưỡng có thể cần thực hiện thường xuyên hơn. Tương tự, đối với những chiếc xe ô tô cũ có tuổi đời lâu, việc bảo dưỡng hệ thống phanh cũng là một điều chủ xe cần chú ý.
2.Bảo dưỡng khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường
2. 1: Quan sát khi lái xe
Trong quá trình lái xe, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu sau đây trong hệ thống phanh của xe, bạn nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng phanh ô tô uy tín để tiến hành sửa chữa kịp thời:
- Đèn phanh luôn sáng: Nguyên nhân có thể là do công tắc phanh tay bị hỏng, cảm biến báo mức dầu phanh thiếu hoặc hỏng. Trên một số dòng xe, có cảm biến báo má phanh khi má phanh mòn hết, đèn sẽ sáng lên.
- Khi phanh xe: Nguyên nhân có thể là do lực phanh không đều giữa các bánh xe.
- Phanh không hoạt động: Dấu hiệu này có thể xuất phát từ đường ống phanh bị tắc, má phanh quá cứng hoặc quá mềm, má phanh mòn không đều, cơ cấu phanh bị kẹt...
- Phanh bị kẹt: Nguyên nhân của tình trạng này thường là do hệ thống phanh làm việc liên tục trong thời gian dài, piston phanh bị kẹt, không được bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng không đúng cách, hoặc đã lâu không được bảo dưỡng. Có thể cũng là do sử dụng sai loại mỡ bôi trơn trong thời gian dài.
- Tiếng kêu lạ khi phanh: Chủ yếu xuất phát từ má phanh mòn dẫn đến phát ra tiếng kêu mỗi khi phanh hoặc khi thay má phanh mới và đĩa phanh không được làm bóng đúng cách.
- Bàn đạp phanh rung giật: Hiện tượng này có thể do đĩa phanh mòn không đều hoặc đảo. Khi bạn đạp phanh, má phanh sẽ ép vào đĩa phanh, gây ra hiện tượng rung giật trên bàn đạp phanh.
- Bàn đạp phanh đạp sát sàn: Có thể do dầu phanh bị lẫn nước hoặc rò rỉ, làm giảm áp lực phanh.
- Tiếng kêu lạ từ hệ thống phanh khi không phanh xe: Nguyên nhân thường là má phanh quá mòn hoặc điều chỉnh khe hở má phanh và trống phanh không đúng cách, dẫn đến bị kẹt.
2.2: Quan sát khi xe đang dừng
Trước khi nổ máy, nếu bạn đạp vào bàn đạp phanh mà không cảm thấy nó cứng, nguyên nhân có thể là do hệ thống phanh gặp sự cố hoặc vấn đề. Trong trường hợp này, quý vị nên tiến hành kiểm tra ngay lập tức để khắc phục vấn đề mà xe đang gặp phải.
Má phanh mòn không đều có thể xuất phát từ một số nguyên nhân, bao gồm kẹt ắc phanh, đĩa phanh mòn không đều hoặc piston phanh bị kẹt.
Nếu bạn phát hiện rằng đường ống dầu phanh bị nứt hoặc rạn, quý vị nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng uy tín để kiểm tra và thay thế kịp thời, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành xe.
Kiểm tra dầu phanh rất quan trọng. Nếu dầu phanh bị nhiễm cặn bẩn, có thể gây ra sự không ổn định trong hoạt động của hệ thống phanh, tiềm ẩn nguy cơ cho an toàn giao thông. Nếu bạn thấy mực dầu phanh giảm đi đột ngột và cần phải bổ sung thường xuyên, có thể hệ thống ống dẫn dầu phanh bị nứt hoặc rạn.
Bảo dưỡng phanh ô tô hết bao nhiêu tiền
Vậy Bảo dưỡng phanh ô tô hết bao nhiêu tiền? Chi phí bảo dưỡng phanh ô tô hiện nay từ 265.000đ đối với dòng xe phổ thông và từ 415.000đ đối với các dòng xe sang. Ngoài chi phí bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô, quý khách có thể tham khảo các chi phí thay má phanh và láng đĩa phanh tại Trung Lân Auto như sau:
Dịch vụ |
Giá bảo dưỡng phanh ô tô (niêm yết) |
Ghi chú |
Thay cuppen tổng phanh |
450.000 VNĐ |
|
Bảo dưỡng phanh 4 bánh |
400.000 VNĐ |
|
Vệ sinh, thay má phanh trước |
200.000 VNĐ |
|
Vệ sinh thay guốc phanh, má phanh sau |
200.000 VNĐ |
Xe 7 chỗ trở xuống |
Vệ sinh thay guốc phanh, má phanh sau |
350.000 VNĐ |
Xe Transit V184 |
Láng đĩa phanh/ 1 đĩa chưa bao gồm công tháo lắp |
250.000 VNĐ |
|
Thay xi lanh phanh ( dành cho 1 bánh xe) |
250.000 VNĐ |
Bảo dưỡng phanh ô tô hết bao nhiêu tiền? Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tới số hotline: 0941 227 889
Địa chỉ: Số 1 Ngõ 3 - Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô
Bước 1: Kiểm tra tổng quát hệ thống phanh:
- Kiểm tra tình trạng bào đạp phanh
- Kiểm tra bầu trợ lực phanh
- Kiểm tra chiều cao cần phanh đỗ, đèn báo phanh đỗ
Bước 2: Kiểm tra hệ thống dầu phanh:
- Kiểm tra chảy dầu của tổng phanh
- Kiểm tra dầu phanh
Bước 3: Tháo bánh xe
Thực hiện tháo 4 bánh xe
Bước 4: Kiểm tra tình trạng ống mềm dầu phanh trước
Kiểm tra tình trạng chảy dầu, nứt ống…
Bước 5: Tháo má phanh, tháo cụm piston – xi lanh phanh bánh xe
Bước 6: Kiểm tra và vệ sinh má phanh
- Kiểm tra tình trạng má phanh: xem có hư hỏng, nứt vỡ hay không, đo bề mặt má phanh.
- Vệ sinh má phanh bằng dung dịch 3M
- Bôi mỡ má phanh 3M vào các vị trí: tấm chống ồn, gờ trượt…
Bước 7: Kiểm tra cụm piston và đĩa phanh
- Kiểm tra cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh trước
- Kiểm tra tình trạng đĩa phanh: sọc, mòn không đều…
Bước 8: Lắp má phanh, lắp cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh trước
Lắp má phanh, lắp cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh trước
Bước 9: Kiểm tra ống mềm dầu phanh sau
Kiểm tra có bị chảy dầu và nứt vỡ hay không
Bước 10: Tháo tang trống phanh sau
Tháo tang trống phanh sau
Bước 11: Kiểm tra, vệ sinh guốc phanh, tang trống
- Kiểm tra tình trạng guốc phanh
- Vệ sinh guốc phanh
- Vệ sinh tang trống
- Bôi mỡ má phanh 3M vào các vị trí tiếp xúc của guốc phanh và mâm phanh
Bước 12: Kiểm tra piston và tang trống
- Kiểm tra cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh sau
- Kiểm tra tình trạng tang trống: sọc, mòn không đều
Bước 13: Lắp tang trống phanh sau và cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh sau
Lắp tang trống phanh sau và cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh sau
Bước 14: Điều chỉnh phanh đỗ
Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và điều chỉnh phanh đỗ nếu cần thiết
Bước 15: Lắp 4 bánh xe
Lắp 4 bánh xe, xiết đai ốc bánh xe đến mômen xiết tiêu chuẩn
Bước 16: Kiểm tra
Đạp bàn đạp phanh vài lần và đổ thêm dầu phanh (nếu cần)
Bảo dưỡng phanh ô tô ở đâu tại Hà Nội
Tại Hà Nội, có nhiều trung tâm bảo dưỡng hệ thống phanh, nhưng để lựa chọn một địa chỉ uy tín và chất lượng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chúng tôi hiểu rằng xe của bạn là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và bạn muốn chăm sóc nó một cách tốt nhất.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Trung Lân Auto cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, và sử dụng công nghệ hiện đại để đảm bảo xe của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất.
Không chỉ vậy, Trung Lân Auto luôn chú trọng đến việc sử dụng phụ tùng chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu suất của xe. Bạn có thể yên tâm khi giao phương tiện của mình vào tay các chuyên gia có kinh nghiệm.
Lời kết
Với câu hỏi bảo dưỡng phanh ô tô hết bao nhiêu tiền? Trung Lân Auto cung cấp các dịch vụ với mức giá hợp lý, bao gồm thay thế các bộ phận như cuppen tổng phanh, bảo dưỡng phanh 4 bánh, vệ sinh và thay má phanh trước và sau, làng đĩa phanh, thay xi lanh phanh và nhiều dịch vụ khác. Mức giá có thể thay đổi tùy thuộc vào dòng xe của bạn và công việc cần thực hiện.
Đánh giá
0 đánh giá