Wecome to Trung Lân Auto Services !
Hotline: 0941 227 889 trunglancoltd@gmail.com

Vệ sinh đánh bóng đèn pha

Vệ sinh đánh bóng đèn pha

Đèn pha được ví như đôi mắt của chiếc xe, mắt sáng mới có thể thấy rõ các chướng ngại vật nằm trên đường đi. Tuy nhiên, trong suốt quá trình sử dụng chất ô nhiễm đã làm cho bề mặt đèn xe bị mờ đục gây nên hạn chế cho khả năng chiếu sáng và rất nguy hiểm cho người lái xe khi lưu thông trên đường. Để giải quyết vấn đề này hãy tiến hành đánh bóng đèn pha ô tô sớm chắc chắn sẽ mang lại đôi mắt sáng trong “như mới” cho chiếc xe hơi của bạn.

đánh bóng đèn pha ô tô

Tại sao cần đánh bóng đèn pha ô tô

Đèn pha ô tô đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là soi sáng, tăng cường tầm quan sát cho chủ xe. Bên cạnh đó, đèn pha bóng đẹp còn góp phần nâng cao độ thẩm mỹ cho tổng thể chiếc xe. Nhựa được sử dụng để tạo vỏ đèn pha thường là dạng nhựa Polycarbonate cường lực. Mặc dù chúng rất cứng nhưng vẫn có các lỗ xốp do vậy nhà sản xuất đã tiến hành phủ nhựa cho xe bằng một lớp màng bảo vệ để bù lại tính chất xốp của nhựa.

Do các điều kiện như tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tia UV, hóa chất, vết bẩn trên đường… Lúc này đèn pha xe bắt đầu xuống cấp, phần nhựa bị oxy hóa. Lúc này các mắt đèn có thể bị trầy xước, ố vàng, mờ đục như bị bao phủ bởi một lớp sương mù. Việc tiến hành đánh bóng đèn pha ô tô trở thành phương pháp hiệu quả. Góp phần tiết kiệm chi phí khi không cần phải thay lại vỏ đèn xe. Ngoài ra, còn góp phần tăng cường khả năng chiếu sáng, thẩm mỹ cho xe.

Nguyên nhân gây mờ, ố vàng, trầy xước đèn pha xe ô tô

Điều kiện tự nhiên: Thời tiết nóng ẩm, mưa nắng thất thường hay từ tác động của môi trường xung quanh. Bụi bẩn cũng khiến cho cụm đèn chiếu sáng bị mờ, đọng Calcium, làm giảm khả năng chiếu sáng của đèn pha. Khí hậu nắng nóng làm bong lớp UV được phủ sẵn bên ngoài đèn xe gây nên hiện tượng đục mờ là không thể nào tránh khỏi.

Do bất cẩn: Do các chủ xe tiến hành chăm sóc vệ sinh đèn pha không đúng cách. Hoặc, do việc va quệt gây nên. Những vết va quệt không cố ý cũng làm xuất hiện nên các vết trầy xước nông hoặc sâu. Chúng sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng, khả năng chiếu sáng của hệ thống đèn pha. Nếu như các vết trầy xước nhỏ mà không được phục hồi, xử lý sớm gây nên vấn đề oxi hóa và nhiều thiệt hại đối với chiếc xe hơi hơn nữa.

Cách đánh bóng đèn pha ô tô 

Nhiều chủ xe cho rằng chỉ cần áp dụng theo những mẹo đánh bóng đèn pha đơn giản có thể biến đèn pha ô tô của bạn sáng bóng như mới.

Dùng giấy nhám

Riêng đối với giấy nhám, bạn đã có rất nhiều cách có thể áp dụng để đánh bóng đèn pha. Tuy nhiên, không phải loại giấy nhám nào cũng sử dụng được để đánh bóng đèn xe đâu nhé. Loại giấy nhám bạn nên sử dụng đó là giấy nhám mịn. Chúng có ng dụng loại bỏ đi hết các vết xước nhỏ, làm tăng độ sáng sạch cho hệ thống đèn pha xe.

Cách dùng thứ nhất

  • Bước 1: Lấy giấy nhám P1500 ngâm trong nước, dùng tấm giấy nhám thấm nước để đánh nhẹ theo chiều ngang.
  • Bước 2: Lấy giấy nhám P2000 ngâm nước đánh nhẹ theo chiều dọc, nhẹ nhàng
  • Bước 3: Rửa sạch mặt bám trên đèn pha rồi lau khô.
  • Bước 4: Dùng cana đánh bóng lại đèn xe.

Cách dùng thứ hai

  • Bước 1: Làm sạch đèn, rửa nhẹ với nước rửa chuyên dụng. Rửa sạch, dùng khăn lau khô.
  • Bước 2: Dán băng keo chuyên dụng xung quanh hệ thống đèn xe. Đề phòng trường hợp chà nhám phạm vào sơn xe.
  • Bước 3: Lau đèn bằng kem đánh răng, lau toàn bộ đèn, lau lại bằng nước ấm cho thật sạch.
  • Bước 4: Dùng giấy nhám mịn tiến hành chà nhẹ trên đèn xe theo nhiều hướng khác nhau. Không nên chà tập trung một vị trí để đèn xe không bào mòn, lõm gây mất thẩm mỹ. Nhớ rằng hãy cung cấp nước trong lúc chà giúp bề mặt đèn luôn ẩm, tăng hiệu quả.
  • Bước 5: Chùi sạch mặt đèn pha. Lau khô bề mặt đèn pha xe ô tô.

Lưu ý: Không dùng kem đánh răng loại hạt, tinh thể lớn bởi chúng gây phản tác dụng lên đèn xe. Giấy nhám dùng loại nhám mịn tốt nhất. Trong suốt quá trình đánh bóng không dồn lực mạnh, tập trung tai một vị trí.

Dùng ruột trái bơ sáp

Thoạt đầu cách này nghe có vẻ lạ nhưng các sản phẩm tự nhiên vừa có hiệu quả mà lại không gây áp lực lên môi trường. Bên trong ruột trái bơ chín thường có tính axit. Chúng sẽ tẩy rửa các mảng bám vết ố vàng, làm tăng độ sáng bóng và trong suốt cho đèn xe. Giữ gìn đôi mắt cho chiếc xe ô tô của bạn.

  • Bước 1: Cũng giống như các phương pháp khác người dùng xe cần làm sạch bề mặt đèn pha xe ô tô trước.
  • Bước 2: Tiếp theo dùng nước làm sạch qua một lần.
  • Bước 3: Dùng ruột trái bơ chà sát một lần nữa.
  • Bước 4: Tiến hành làm sạch lại bằng nước.

Dung dịch đánh bóng đèn pha ô tô chuyên dụng

Trong trường hợp đèn pha bị trầy nhẹ bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ trên đây để làm mờ bớt vết trầy. Còn đối với những vết trầy nặng thì sao nào?. Bạn có thể sử dụng ngay các loại dung dịch đánh bóng đèn pha ô tô chuyên dụng.

Đánh bóng đèn pha bằng dung dịch mang lại độ sáng bóng cao

Tính năng nổi bật dung dịch đánh bóng đèn pha ô tô

Để chắc chắn đèn xe ô tô sau khi đánh bóng có được kết quả như mong muốn. Tốt nhất hãy lựa chọn và sử dụng các dung dịch đánh bóng chuyên dụng, phù hợp.

  • Dung dịch đánh bóng đèn pha được thiết kế khá nhỏ gọn, tiện lợi, an toàn hơn khi sử dụng. Giúp bạn dễ dàng thao tác thực hiện mà không cần kỹ thuật cao.
  • Mang theo dung dịch đánh bóng bên mình giúp bạn thoải mái, yên tâm hơn khi lái xe.
  • Tác dụng phục hồi độ chiếu sáng của đèn pha thông qua việc đánh bóng đèn bị ố mờ, vàng đục, thành bóng sáng như mới ngày nào mua về.
  • Sản xuất trên hệ thống dây chuyền ng nghệ hiện đại của Châu Âu. Sử dụng thiết bị nguyên tử hóa để tạo thành lớp phủ nên tạo độ cứng cao, khả năng chống trầy xước cao.
  • Hiệu suất bảo vệ bề mặt của đèn pha được cải thiện lên đến 3 lần.
  • Tuổi thọ và hiệu suất của đèn gốc cũng được nâng cao.

Hướng dẫn đánh bóng đèn pha ô tô bằng dung dịch

Để đánh bóng đèn pha cần chuẩn bị giấy nhám, khăn mềm, băng keo, dung dịch đánh bóng chuyên dụng, máy đánh bóng, phớt đánh bóng (nếu có). Tiến hành theo các bước hướng dẫn như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra và xem xét tình trạng của đèn pha xe đang gặp phải.
  • Bước 2: Rửa sạch đèn pha xe.
  • Bước 3: Dán lại các vị trí xung quanh đèn để bảo vệ lớp sơn tránh bị trầy xước trong suốt quá trình đánh bóng.
  • Bước 4: Dùng giấy nhám thấm ướt, đánh đèn xe theo chuyển động dọc hoặc ngang. Sử dụng giấy nhám lần lượt theo từng loại có độ nhám từ thấp đến cao. Loại giấy nhám đầu tiên chà xát với chuyển động từ trái sang phải. Tiếp theo loại giấy nhám mịn thực hiện theo chuyển động trên xuống giúp làm mịn đường gồ ghề tạo ra khi sử dụng giấy nhám thô.
  • Bước 5: Xịt dung dịch đánh bóng chuyên dụng lên bề mặt đèn xe.
  • Bước 6: Lau sạch bằng khăn mềm chuyên dụng. Kiểm tra lại toàn bộ đèn một lần nữa.
Hệ thống Gara Ô tô Trung Lân

Đăng ký TƯ VẤN / ĐẶT LỊCH

Giảm ngay 15% phí dich vụ dành cho khách hàng đặt lịch hẹn online.

Chúng tôi sẽ gọi điện hoặc gửi tin nhắn / email để xác nhận.

Ngày làm: Giờ làm:
`